Tức giận, đau buồn – Làm sao để không ai là nạn nhân?

5/5 - (2 bình chọn)

“Một người tức giận là do không giải quyết được những đau buồn của mình. Họ là nạn nhân đầu tiên của sự đau buồn đó, còn bạn là người thứ hai”- Quan điểm sâu sắc này của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã được soi chiếu bằng y học thực chứng.

Lúc sinh thời, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã có những câu nói sâu sắc, giàu suy tưởng, chiêm nghiệm, khuyên mọi người hướng đến một lối sống và hành vi lành mạnh. Trong đó, có một câu nói đáng suy ngẫm và có thể thực hành được cho mọi người: “Một người tức giận là do không giải quyết được những đau buồn của mình. Họ là nạn nhân đầu tiên của sự đau buồn đó, còn bạn là người thứ hai. Hiểu được điều này, lòng từ bi sẽ nảy nở trong tim và sự tức giận sẽ tan biến. Đừng trừng phạt họ, thay vào đó, hãy nói gì đó, làm gì đó để vơi bớt nỗi đau buồn.”. Ngày càng có thêm nhiều bằng chứng y học giúp chúng ta càng thấu hiểu hơn giá trị câu nói này của Thiền sư.

“Một người tức giận là do không giải quyết được những đau buồn của mình. Họ là nạn nhân đầu tiên của sự đau buồn đó…”

Tức giận gây hại cho chính bạn
Tức giận gây hại cho chính bạn

Khi không giải quyết được những đau buồn của mình, chính người tức giận sẽ nhận ngay các kết quả tồi tệ đầu tiên cho chính cơ thể họ, và họ chính là nạn nhân đầu tiên. Bằng chứng y học:

– Tức giận làm rối loạn giấc ngủ, làm tăng đường máu, gây thừa cân béo phì

  • Mất ngủ kéo dài là yếu tố nguy cơ cao gây bộc phát các bệnh tim mạch, đột quỵ, tiêu hóa, giảm và mất trí nhớ.
  • Mất ngủ kéo dài làm tăng nồng độ đường glucose máu, gây bộc phát hoặc làm nặng thêm bệnh đái tháo đường.
  • Rối loạn giấc ngủ, ngủ không sâu, ngủ không đủ giấc chính là một nguyên nhân lớn gây thừa cân, béo phì, nhất là ở phụ nữ lớn tuổi.

-Làm rối loạn quá trình chuyển hóa, trao đổi chất của cơ thể, làm tăng sản xuất những chất gây nguy cơ cao cho tim mạch, não

  • Người hay tức giận tranh cãi thì chóng chết
  • Stress khiến bệnh viêm loét dạ dày thêm trầm trọng

Cụ thể, làm tăng chất cortisol trong máu. Cortisol là một hoóc môn, thường dễ tăng lên khi bạn bị stress hoặc giận dữ, sẽ có những tác động rất có hại đến tim mạch, rối loạn sự trao đổi chất cơ thể và suy giảm hệ thống miễn dịch của bạn. Nghiên cứu cho thấy, chất cortisol càng cao có liên quan đến tỷ lệ tử vong càng cao. Tỷ lệ tử vong của những người mang tâm trạng giận dữ, thù hận cao hơn từ 1,5 – 2 lần so với người bình thường. Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, trong vòng 02 giờ đồng hồ từ khi cơn thịnh nộ bùng phát, nguy cơ đau tim có thể tăng gấp 2 lần, nguy cơ đột quỵ tăng gấp 3 lần.

– Làm ảnh hưởng xấu và tổn thương hệ tiêu hóa, hệ hô hấp

Khi tức giận cơ thể tăng sản sinh ra chất catecholamine gây tổn thương cho gan dẫn đến suy giảm chức năng gan, rối loạn co bóp và tăng tiết dịch của dạ dày dễ gây ra viêm loét dạ dày, rối loạn trao đổi oxy ở phổi làm thiếu oxy cung cấp cho cơ thể… của chính người tức giận.

– Làm suy yếu hệ thống miễn dịch, giảm sức đề kháng cơ thể

Nghiên cứu cho thấy, người tức giận, đau buồn…làm giảm mức immunoglobulin A (IgA) trong cơ thể. IgA xuất hiện chủ yếu trong niêm mạc của đường hô hấp và tiêu hóa và đóng vai trò như tuyến phòng thủ đầu tiên, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus. Khi cơ thể bị thiếu hụt IgA sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể gây ra bệnh lý.

“…còn bạn là người thứ hai.”

Bằng chứng y học và cuộc sống: Thật vậy, khi ai đó tức giận do không giải quyết được những đau buồn, chính họ là nạn nhân đầu tiên, kế đến sẽ là bạn, khi bạn gần gũi tương tác hàng ngày với người tức giận, đau buồn.

Năng lượng tiêu cực phát ra ngoài ảnh hưởng đến cả những người tiếp xúc
Năng lượng tiêu cực phát ra ngoài ảnh hưởng đến cả những người tiếp xúc

Khoa học đã chứng minh, khi một người tức giận, đau buồn sẽ tạo ra nguồn năng lượng tiêu cực.

– Năng lượng tiêu cực là không thể đo lường, nhưng mọi người vẫn cảm nhận được. Bạn có thể nhận được năng lượng tiêu cực từ những người bạn gặp và những thứ bạn chạm vào. Năng lượng tiêu cực đến từ nhiều nguồn, có thể từ những người xung quanh, từ môi trường sống hoặc chính suy nghĩ của bạn. Nếu mỗi ngày tích lũy một chút năng lượng tiêu cực, cuối cùng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và thể chất.

– Năng lượng tiêu cực phát ra ngoài ảnh hưởng đến cả những người tiếp xúc. Không chỉ gói gọn trong phạm vi hẹp của người thân trong gia đình, con cái, mà năng lượng tiêu cực còn ảnh hưởng đến bạn bè cùng làm việc, vật nuôi, thậm chí cả những người lạ mặt ngang qua trên đường phố.

Thực tế cuộc sống ai cũng thấy, khi tiếp xúc trực tiếp với người thường xuyên tức giận và đau buồn, tâm trạng của bạn dễ trở nên không tốt và mất đi năng lượng tích cực.

Trong gia đình hay nơi công sở, sống chung với nhiều người hay cáu gắt, dễ tức giận, dễ hằn học, đau buồn…làm không khí nặng nề, căng thẳng, thiếu gắn kết và cuối cùng làm cho mọi người xung quanh không vui vẻ, mệt mỏi, giảm sức đề kháng, giảm năng suất làm việc, dễ phát sinh bệnh tật và chứng trầm cảm. Dù không mong muốn, bạn cũng không thể đứng ngoài một cách tuyệt đối, không thể thoát khỏi hoàn toàn sự tức giận, đau buồn của những người xung quanh.

-Ngẫm ra, không những họ là nạn nhân đầu tiên của sự tức giận – đau buồn của chính họ, mà chính bạn và những người xung quanh là “nạn nhân kế tiếp” khi tiếp cận họ.

Cuối cùng, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã khuyên: “…Hiểu được điều này, lòng từ bi sẽ nảy nở trong tim và sự tức giận sẽ tan biến. Đừng trừng phạt họ, thay vào đó, hãy nói gì đó, làm gì đó để vơi bớt nỗi đau buồn.”

Mở lòng yêu thương sẽ khiến tức giận, đau buồn tan biến
Mở lòng yêu thương sẽ khiến tức giận, đau buồn tan biến

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay SMS: 0778.559.789 Zalo: 0778.559.789